0

Cấu tạo và cách lắp đặt của Đèn led âm trần

1. Đèn led âm trần là gì ?

Đèn LED âm trần là thiết bị chiếu sáng được ứng dụng bởi công nghệ LED chiếu sáng hiện đại nhất hiện nay. Đèn LED âm trần có thẩm mỹ cao trong việc trang trí các không gian khác nhau, đèn được lắp âm trần, lắp phía trong trần nhà chỉ để lộ phần mặt đèn.

Về cơ bản đèn LED âm trần được được sử dụng để lắp đặt cho các loại trần giả, phổ biến nhất là trần thạch cao, vì thế mà nó còn được gọi quen là đèn led âm trần thạch cao.
Ngoài trần thạch cao ra bạn có thể lắp đèn led âm trần trên trần gỗ, trần nhựa, trần nhôm và kể cả trần bê tông.

2. Phân loại đèn LED âm trần

Đèn LED âm trần có nhiều mẫu mã với hình thức khác nhau như hình tròn, hình vuông, mặt trắng, mặt vàng và kích thước lỗ khoét khác nhau như D76, D90, D110,… phù hợp với tất cả các công trình khác nhau.

Các kích thước cơ bản của đèn LED âm trần

Đèn LED âm trần D76

Đây là loại đèn LED âm trần có kích thước lỗ khoét là 76mm, kích thước mặt đèn là 110mm hoặc tương đương, đèn thường được trang bị chip LED với công suất 5W.

Đèn LED âm trần D90

Đèn LED âm trần D90 có kích thước lỗ khoét là 90mm, kích thước mặt đèn là 120mm hoặc tương đương, đèn thường được trang bị chip LED với công suất 7W (Một số đèn hiện đại được tích hợp chip LED 9W cho đèn LED âm trần D90 như đèn LED âm trần TOS của TLC Lighting).

Đèn LED âm trần D110

Đèn LED âm trần D110 có kích thước lỗ khoét là 110mm, kích thước mặt đèn là 148-150mm hoặc tương đương, đèn thường được trang bị chip LED với công suất 9W. (Một số đèn hiện đại được tích hợp chip LED 12W cho đèn LED âm trần D110 như đèn LED âm trần TOS của TLC Lighting).

Một số thiết kế hiện nay đèn LED âm trần cũng được thiết kế với các kích thước lỗ khoét khác như D120, D150.

3. Cấu tạo đèn LED âm trần

Cấu tạo cơ bản của 1 chiếc đèn LED âm trần bao gồm 6 bộ phận chính:

  • Mặt đèn thường làm bằng nhôm nguyên khối hoặc bằng nhựa ABS cao cấp.
  • Kính tán quang được làm bằng mica tản quang cho ánh sáng đều.
  • Chóa phản quang có nhiệm vụ thu hút và phân bổ ánh sáng phát ra từ các hạt chip LED.
  • Chip LED là bộ phận phát ra nguồn sáng và quyết định màu sắc ánh sáng của đèn, chip LED thường được gắn ở đáy đèn hoặc xung quanh thân đèn (như sản phẩm đèn LED âm trần siêu mỏng, Panel).
  • Đế tản nhiệt có nhiệm vụ bảo vệ chip LED và tản nhiệt từ chip LED ra môi trường bên ngoài.
  • Driver là bộ phận điều khiển toàn bộ hoạt động của đèn LED âm trần.

4. Cách lắp đặt đèn LED âm trần

Đèn LED âm trần thường được lắp với số lượng lớn nên yêu cầu phải được tính toán và lắp đặt cẩn thận, đảm bảo an toàn về điện

Về cơ bản các bước lắp đèn LED âm trần như sau:

Bước 1: Xác định số lượng đèn, công suất đèn phù hợp với nhu cầu chiếu sáng của không gian

Bước 2: Xác định kích thước lỗ khoét, khoảng cách các đèn trên trần để phù hợp với kích thước và công suất của đèn LED

Bước 3: Ngắt nguồn điện

Bước 4: Kết nối Driver với nguồn điện dân dụng

Bước 5: Nối Driver với đèn LED

Bước 6: Bóp thẳng 2 tai đèn vuông góc 90 độ, đưa đèn vào lỗ đã khoét trên trần và thả tay để tai cài cố định đèn trên trần nhà

Bước 7: Kiểm tra và cấp điện

5. Ưu điểm, ứng dụng của đèn LED âm trần

Đèn LED âm trần có những ưu điểm nổi trội so với các loại đèn chiếu sáng truyền thống:

  • Hình thức, thẩm mỹ cao giúp cho không gian nhà bạn sang hơn, hiện đại hơn.
  • Công suất cao hơn nhiều so với các sản phẩm đèn chiếu sáng thông thường.
  • Tuổi thọ cao, chính sách bảo hành lâu dài.

Đèn LED âm trần cũng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, trong xây dựng, trang trí nhà cửa (phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, hành lang, ….).